Thursday, July 19, 2007

Xa xôi ngày về! - Far away from home


Những góc phố tối tăm, những hiên nhà ổ chuột, những dạ cầu hay sang hơn là những manh chiếu cũ mèm tả tơi được mua với giá 3.000đ để được một đêm ngả lưng sau một ngày vất vả mưu sinh… Đó là giây phút thanh thản nhất của những đứa trẻ lang thang trên phố. Vất vả là vậy nhưng khi hỏi đến ngày về với gia đình thì hầu hết đều lắc đầu… không biết!
At the gloomy street corners, or under the part-house of slums, or in the space under the bridges, or a bit better a piece of ragged mat of which price is 3000 dong (20 cents) there the children lay on for a rest after a hard day of living... That is really the most relaxed time of streetboys. In such the hard life, yet they just shake their head and do not know when they will come back home.

Hiên nhỏ, hẻm nhỏ... nhà em ở đó! (small parthouse, small alley... there his home is!)

Tâm kéo chiếc mền âm ẩm quấn lấy chân rồi thều thào với tôi: “Anh ráng chợp mắt chút đi, hôm nay ròng nên nước kênh hơi hôi một chút. Cứ ngủ ở đây vài lần rồi sẽ quen thôi”. Kể từ tháng 8 năm trước, khi bị bà chủ bán mì gõ đuổi không cho làm nữa thì nó gia nhập vào đội quân lượm rau, củ, quả ở chợ Cầu Ông Lãnh. Ngày lang thang đánh giày dạo ở khu công viên 23-9, tối về lượm rau, củ, quả mà người ta vứt đi để sáng ra chợ bán. Nói là lượm cho oai chứ thực chất tụi nó đều hành nghề “chôm chỉa” mà sống. 3 - 4g sáng, mỗi đứa mướn một manh chiếu 3.000đ mang đến dạ cầu nào đó ngả lưng một chút rồi bắt đầu ngày mới.

“Sống chi khổ vậy, sao không về nhà với gia đình?”. Câu hỏi của tôi vô tình làm đôi mắt nó ngấn lệ: “Không có tiền, nhưng mà về ổng bả có tha thứ không?”.

Nói đến đám trẻ đánh giày khu vực Hồ Con Rùa ai cũng biết đến cái tên Thắng “què”. Thắng “què” có gia đình ở phường 25, quận Bình Thạnh. Sở dĩ nó được đệm thêm tiếng “què” vì trong một lần say rượu, cha dượng của nó đã dùng dao ném vào chân nó. Hậu quả là bị dứt gân chân, không thể chữa trị được nên cái tên Thắng “què” gắn chặt với cuộc đời nó từ đó. Hận gia đình vì sự chắp vá, không chịu nổi cái kiểu dạy con bằng “nắm đấm” của ông cha ghẻ nên nó bỏ nhà đi bụi từ lúc lên 6. Lớn lên bằng miếng cơm, manh áo lề đường từ lúc tuổi “măng non” nên giờ đây xem ra Thắng què đã “đủ bản lĩnh” để cai quản vùng đất đánh giày Hồ Con Rùa vốn béo bở này. Không những “nổi như cồn” về thói liều lĩnh xem mạng người chẳng ra gì mà nó còn nổi lên nhờ nghề đánh giày, đánh bida độ mà mua được cả xe Future. Điều này làm đám tụi đánh giày nể phục vô cùng.

“Được nể phục đâu phải dễ, “đại ca” xem nè, đếm xem trên 2 cánh tay của tui có bao nhiêu sẹo là bấy nhiêu lần tưởng bỏ mạng trên đường phố đấy” - như để minh chứng cho những gì được bọn “đàn em” đánh giày ở đây tôn sùng, Thắng “què” vén tay áo cho tôi xem.

Quả thật, hai cánh tay của Thắng “què” đầy những vết sẹo ngang dọc, chồng chéo lên nhau. Đến lúc này tôi mới hình dung ra được để đổi lấy danh xưng đại ca “Xóm Hồ Con Rùa” thì cái giá Thắng “què” phải trả không nhỏ chút nào. Mặc dù “oai” như vậy nhưng trong sâu thẳm lòng nó vẫn có một niềm khát khao được trở về nhà. Không ít lần nhớ nhà, nó đi qua đi lại nhưng không dám vào…

Tại khu vực Hàng Xanh, Thị Nghè có rất nhiều phòng trọ cho bọn nhóc đánh giày thuê với giá 3.000đ/đêm. 21g đêm, Thắng “què” dắt tôi vào một căn phòng rộng hơn 12m2 với 14 chiếc chiếu được trải ra. Thắng nói: “Ngủ như vậy là sang lắm rồi. Những thằng bán báo hay mì gõ bạ đâu ngủ đó. Nhà chờ xe buýt, lề đường, ghế đá công viên… ở đâu chúng cũng có thể ngủ được. Còn tụi này thì có cơ ngơi đàng hoàng”.

Bao giờ? When?

Hiện tại, thành phố có rất nhiều trung tâm, nhà mở, mái ấm tình thương nuôi dưỡng trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ… nhưng những nơi này chỉ là nơi giải quyết phần “ngọn”. Còn việc khắc phục phần “gốc” của làn sóng trẻ bỏ quê lên phố vẫn còn bỏ ngỏ. Mỗi ngày, vẫn có không ít những đứa trẻ nghe lời bạn bè rủ rê lên phố để rồi dễ dàng sa vào các cạm bẫy săn trẻ của những tay anh chị đang núp bóng kinh doanh nhắm vào đối tượng này.

Bà Nguyễn Thị Th., ở Nhà mở H.H, quận 7, TP.HCM trăn trở: “Từ lâu chúng ta cứ tưởng những tiếng gõ lọc cọc thay lời rao bán hủ tiếu đơn giản chỉ là cái nghề mưu sinh của người nhập cư. Nhưng có ai ngờ, đằng sau tiếng gõ ấy là những mảnh đời hồn nhiên đang bị lợi dụng. Tất cả được ngã giá, đánh đổi như một thứ hàng hóa, để rồi sau những năm tháng nhọc nhằn tìm miếng ăn để tồn tại, bài học đầu đời mà chúng hấp thu được là cách hành xử giang hồ, là những ngôn từ thô tục,…”.

Theo lời kể của anh Hùng ở Nhà mở Thảo Đàn, tôi tìm đến nơi ở cuối đời của em N.T. T. H. ở Củ Chi. Sau những tháng ngày kiếm sống bằng đủ mọi nghề trên lề đường như bán vé số, ăn xin, rồi trộm vặt, móc túi… vẫn không thể nào tồn tại được, cuối cùng H. phải ra đứng đường làm gái. Nhưng cuộc mưu sinh của em cũng chẳng kéo dài được bao lâu vì H. đã nhiễm căn bệnh thế kỷ - AIDS. Một cô gái mới 17 tuổi đã phải nằm đếm lùi từng ngày sống của mình, cảnh tượng ấy khiến những ai chứng kiến không khỏi quặn thắt lòng.

Nguyen Nhung ( Theo Sggp)

No comments: